Rss Feed

Trường TH Vân Khánh Tây: Lịch sử hình thành và truyền thống của trường

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/11/2013 02:06 - Người đăng bài viết: Trường Tiểu học Đông Hòa 2

II. Ban giám hiệu:
+ Phó hiệu trưởng: Võ Văn Bình
- Địa chỉ: ấp Cây Gõ – Vân Khánh Tây – An Minh – Kiên Giang.
- Điện thoại: 0919 712 051.
- Email: binhvv17422@kiengiang.edu.vn

+Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Kiệt
- Địa chỉ: Vân Khánh Tây – An Minh – Kiên Giang.
- Điện thoại:
- Email: kietnv424@anminh.edu.vn

+ Phó Hiệu trưởng: Ngô Thị Thúy Kiều
- Địa chỉ:Vân Khánh Tây – An Minh – Kiên Giang.
- Điện thoại:
- Email:

III. Cán bộ giáo viên và học sinh:
+ Cán bộ giáo viên:
- Tổng số Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 25 đ/c.
- Nhân viên văn phòng: 04 đ/c.
- Nhân viên khác: 01 đ/c.
+ Học sinh:
- Tổng số học sinh: 537 em với 28 lớp; Trong đó có 2 lớp ghép. Dân tộc 2 em, khuyết tật: 16 em.
Chia ra:
Mầm non: 4 lớp với 81 cháu.
Tiểu học: 456 em/236 nữ với 24 lớp.
Lớp 1: 5 lớp với 93 em.
Lớp 2: 5 lớp với 80 em.
Lớp 3: 4 lớp với 95 em.
Lớp 4: 6 lớp với 110 em.
Lớp 5: 4 lớp với 79 em.

 

IV. Lịch sử về trường:
Năm 2002, Vân Khánh Tây được chia tách từ xã Vân Khánh,
ngày 01 tháng 8 năm 2002, theo Quyết định: 188/2002/QĐ/UB của UBND huyện An Minh, Trường tiểu học Vân Khánh Tây thành lập trên cơ sở chia tách từ trường Tiểu học Vân Khánh 1
Lúc bấy giờ, toàn xã có 3 điểm trường với 6 phòng học xây dựng xoá ca 3, lượng học sinh rất đông với 23 lớp cho nên đảng uỷ, UBND xã đã cất thêm 3 phòng cây lá để đáp ứng nhu cầu học tập. Văn phòng làm việc của trường khi đó phải nhờ tạm phòng của trường THCS Vân Khánh Tây (mãi đến năm 2004 mới có văn phòng làm việc riêng). Trong điều kiện khó khăn của toàn xã là không điện, không đường, thiếu trường, không trạm . Tình trạng học sinh lưu ban bỏ học nhiều là do đường xá đi lại khó khăn, và cuộc sống của nhân dân còn nghèo đói (có trên 30% là hộ nghèo). Đội ngũ giáo viên còn thiếu thốn, toàn trường chỉ có 25 giáo viên kể cả Ban giám hiệu có nhiều giáo viên phải dạy 2 lớp. Chưa kể đến trình độ chuyên môn còn hạn chế, toàn trường chỉ có 40% giáo viên đạt chuẩn, chỉ có 1 lãnh đạo nhà trường là trên chuẩn.

Trước những khó khăn mà nhà trường gặp phải cho nên nhà trường tranh thủ cả ngoại lực và nội lưc. Trước hết, nhà trường tranh thủ tham mưu với lãnh đạo địa phương để vận động nhân dân làm tốt công tác giao thông nông thôn để tạo điều kiện cho học sinh đi lại dễ dàng. Từ đó, việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt kết quả cao. Chuẩn bị mặt bằng để tranh thủ sự đầu tư của cấp trên để xây dựng thêm trường học.
Đến năm 2004 được ngành xây dựng 7 phòng học cơ bản nhưng các phòng học đều nằm giữa ruộng không có sân chơi bãi tập cho học sinh. Ngay tại điểm chính chỉ có lối đi vào trường còn xung quanh là đất ruộng và tất cả các điểm còn lại tương tự. Được sự cho phép của lãnh đạo xã nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để san lấp sân trường. Tạo điều kiện tốt cho cán bộ giáo viên công tác. Từ đó, để thu hút giáo viên về trường công tác với số lượng dáng kể.
Với điều kiện lúc bấy giờ do trường Đại học sư phạm Hà Nội mở các khoá Cử nhân giáo dục tiểu học hệ từ xa cho nên việc vận động cán bộ giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Cán bộ giáo viên còn tranh thủ học các lớp bổ túc văn hoá. Mặt khác, tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn để cho giáo viên có cơ hội nâng cao tay nghề. Chú ý đến học sinh có nguy cơ bỏ học và bỏ học từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để chống học sinh bỏ học. Đặc biệt là có kế hoạch kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu kém đều được nhà trường đưa lên hàng đầu. công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém luôn được quan tâm.
Với sự đầy nhiệt quyết của ban giám hiệu lúc bấy giờ và tính vươn lên vượt khó, tâm huyết với nghề của đội ngũ giáo viên cho nên trường tiểu học Vân Khánh Tây càng ngày càng lớn mạnh.

Thấm thoát đến nay đã 6 năm với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các vị lãnh đạo xã, sự đồng tình và vượt khó vươn lên của nhân dân cho nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, kinh tế ổn định. Đến nay, chỉ còn hơn 3% là hộ nghèo. Cơ sở hạ tầng được phát triển mạnh mẽ nhất là giao thông nông thôn được lãnh đạo địa phương quan tâm cho nên việc đi lại của nhân dân và học sinh được thuận lợi.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của ngành giáo dục và sự nhiệt quyết của cán bộ giáo viên toàn trường. Từ đó, lực lượng giáo viên càng ngày lớn mạnh kể cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, toàn trường đã có 31 cán bộ giáo viên; Trong đó, trình độ đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 25 giáo viên đạt 80,6%. Có 10 giáo viên dạy giỏi cấp trường và 06 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh . Tỷ lệ học sinh khá giỏi 32,46%, tình trạng học sinh yếu kém giảm dần. Không có học sinh chưa đạt về hạnh kiểm. Trường lớp được khang trang đã có đến 19 phòng học được xây dựng kiên cố và 4 phòng bán kiên cố và hiện đang có kế hoạch thay thế. Hơn thế nữa trường được lãnh đạo các cấp quan tâm đã xã hội hoá xây dựng 2 phòng học Mẫu giáo hiện đang đưa vào sử dụng.

Năm học 2008-2009 được UBND tỉnh tặng bằng khen "Tập thể lao động xuất sắc "-hạng nhất cụm. Năm học 2009-2010 được UBND tỉnh tặng bằng khen "Hoàn thành tốt nhiệm vụ"-hạng nhì cụm

Công tác phát triển đảng được quan tâm đúng mức, khi mới thành lập trường chỉ có 03 đảng viên đến nay trường đã có 19 đảng viên và sinh hoạt chi bộ độc lập. Năm 2009 được công nhận chi Bộ trong sạch vững mạnh tiểu biểu 3 năm liền.

 

(theo BGH trường TH Vân Khánh Tây)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Thống kê trên website

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 81
  • Tháng hiện tại: 1116
  • Tổng lượt truy cập: 951314

Liên kết